Ấn phẩm chuyên đề: Luật  Bác bỏ Quan hệ Cha con (sửa đổi)

Đối với những trường hợp cha con cùng huyết thống, hoặc đang chung sống cùng gia đình, luật trên không liên quan gì.

Đối với những con ngoài giá thú, hoặc không cùng chung sống cha con nữa, cơ quan chức năng có quyền kiện ra toà án đòi bác bỏ quan hệ cha con. Họ được phép thực hiện quyền đó, khi mẹ/bố là người nước ngoài nhờ quan hệ cha con đó được quyền lưu trú ở Đức. Từng Tiểu bang sẽ quyết định, Sở Ngoại kiều (Ausländerbehörde) hay Sở Thanh thiếu niên (Jugendamt), Sở Hôn thú (Standesamt) chịu trách nhiệm thi hành luật trên.

Thời hạn bác bỏ trong vòng 5 năm tính từ khi sinh. Nghĩa là đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, Luật trên không có hiệu lực thi hành.

Được quyền kiện bác bỏ quan hệ cha con theo Luật Gesetz zur Ergänzung des Rechts zur Anfechtung der Vaterschaft là những người nằm trong danh sách sau:

1- Chồng của mẹ đưá trẻ vào thời điểm nó được sinh ra. Theo luật định, vợ sinh con, thì chồng tự động là cha của đưá trẻ. Mặc dù vậy, nếu người chồng phát hiện mình không phải cha ruột của đưá trẻ, sẽ được quyền kiện ra toà đòi bác bỏ.

2- Người đã thừa nhận quan hệ cha con với đưá trẻ. Thường xảy ra đối với con ngoài hôn thú. Tuy nhiên nếu sau khi thừa nhận, phát hiện mình không phải cha ruột của đưá trẻ, sẽ được quyền kiện đòi bác bỏ quan hệ cha con.

3- Người đã sống chung với mẹ của đưá trẻ trong thời gian thụ thai.

4- Mẹ của đưá trẻ.

5- Đưá trẻ (nếu đưá trẻ chưa thành niên thì người giám hộ được quyền kiện đòi bác bỏ).

6- Cơ quan chức năng, như: Sở Ngoại kiều (Auslảnderbehörde) hay Sở Thanh thiếu niên (Jugendamt), Sở Hôn thú (Standesamt), tùy quy định của từng Tiểu bang.

Luật bổ sung quyền bác bỏ quan hệ cha con (Gesetz zur Ergänzung des Rechts zur Anfechtung der Vaterschaft) giao cho cơ quan chức năng nhà nước được quyền kiện đòi bác bỏ quan hệ cha con nhằm tách bạch hẳn giữa cha giả (Scheinvaterschaft) vốn nhằm mục đích ở lại Đức và cha thật (echtvaterschaft) liên quan đến huyết thống hoặc để xây dựng một gia đình đúng nghĩa.

Sáu đối tượng trên được quyền kiện đòi bác bỏ quan hệ cha con, nhưng toà án sẽ chỉ phán quyết bác bỏ, nếu:

1- Hoặc hiện tại hoặc tại thời điểm nhận cha con không tồn tại mối quan hệ chung sống gia đình cùng 1 nhà. Nói cách khác, muốn được thưà nhận quan hệ cha con thì tại thời điểm nhận cha con phải chung sống cùng 1 nhà, nếu không thì hiện tại phải đang sống chung cùng 1 nhà.

2- Hoặc người cha không phải là cha ruột của đưá trẻ.

3- Việc nhận quan hệ cha con nhằm để được quyền lưu trú ở Đức. Nói cách khác, chỉ khi cha hoặc mẹ đệ đơn xin cấp giấy phép lưu trú ăn theo con, quan hệ cha con mới bị xem xét thật hay giả bằng cách dựa vào mục 1 hoặc mục 2.

Từ mục 1 và 2 suy ra rằng, quan hệ cha con sẽ không bị toà án bác bỏ trong trường hợp đẻ ra nó, hoặc nếu không đẻ ra nó thì phải nuôi nấng nó.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Mục lục

I- Phần 1: Sửa Bộ Luật công dân (BGB)

1.1- Người có quyền đòi bác bỏ quan hệ cha con (Điều §1600 sửa đổi)

1.2- Thời hạn đòi bác bỏ (Điều §1600b sửa đổi)

II-Phần 2 Thay đổi một số Luật Liên bang khác

2.1- Luật Tình trạng gia đình sửa đổi (Personenstandgesetz)

2.2- Luật Lưu trú sửa đổi (Aufenthaltsgesetz)

2.2.1- Điều 79 mục (2) sửa đổi:

2.2.3- Điều § 90, mục (4) bổ sung:

2.3- Sửa luật xét xử dân sự

2.3.1- Sửa tên gọi của Điều §640 d: Giới hạn phạm vi những căn cứ điều tra xét xử; tham gia của Sở Thanh thiếu niên.

2.3.2- Sửa nội dung Điều §640 d:

2.4- Bổ sung Điều § (15) phần 229 Luật áp dụng Bộ luật công dân:

III- Phần 3 Hiệu lực

(Bấm vào đây để xem tiếp: Luật Bác bỏ Quan hệ Cha con (sửa đổi)

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Gia đình

Sức khỏe

Thuế

Trợ cấp

Bảo hiểm

Video

Theo dõi trên

Checklist các loại bảo hiểm có tác dụng GIảm Thuế

Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?

các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:

1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung

2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.

3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.

4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.

5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động

6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn

7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.

8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung

9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.

10. Rechtschutzversicherung

Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:

 

- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)

- 2800e đối với người Selbständiger

 

Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.

 

Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.

Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de

 

Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.

Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không

Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế

Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?

Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.

Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...

Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?

Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)

 

Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)

Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.

Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.

Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice

 

Huong Luu

Bảo hiểm niềng răng cho bé và gia đình

Phần lớn trẻ em Đức đều chuẩn bị sớm cho việc niềng răng (Zahnspange-Zahnbrackets) từ khi thay hết răng sữa (7-8 tuổi) cho đến khi răng vĩnh viễn và hàm điều chỉnh hoàn chỉnh thì sẽ tiến hành quá trình đặt niềng răng.

Hàm răng mọc lệch lạc (KIG

-Kieferorthopädische Indikationsgruppen) ở mức độ nào, và sử dụng phương pháp niềng nào đều ảnh hưởng đến quyết định chi trả của bảo hiểm công (gesetzliche Krankenkasse) và túi tiền của bố mẹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lên đầu trang